Long Nhãn Là Gì? Công Dụng Và Cách Sử Dụng Tốt Cho Cơ Thể

Long nhãn (nhãn nhục) là phần thịt được lấy từ quả nhãn, mang phơi hoặc sấy khô. Người ta tìm thấy trong nguyên liệu này có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa một số bệnh lý. Tuy nhiên thực tế không phải ai cũng biết cách dùng đúng để đảm bảo an toàn. Vì thế ở bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu thông tin về công dụng, cách sử dụng và lưu ý quan trọng đối với nhãn nhục. 

Long nhãn là gì?

Long nhãn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như nhãn nhục, long nhục, lệ chi nô. Đây là phần thịt trắng của quả nhãn, đã được bóc vỏ, bỏ hạt và phơi hoặc sấy khô. Nhãn nhục có độ dày mỏng khác nhau, màu vàng hoặc nâu đậm, phụ thuộc vào nhiệt độ sấy. Nó thường có vị ngọt thơm, được dùng phổ biến trong ẩm thực cũng như xuất hiện nhiều trong các bài thuốc Y học cổ truyền. 

Người ta đã nghiên cứu và tìm thấy trong lệ chi nô có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như vitamin A, vitamin C, vitamin B2, kali, carbohydrate, chất đạm, chất béo, chất xơ.

Long nhãn là phần thịt của quả nhãn được sấy hoặc phơi khô
Long nhãn là phần thịt của quả nhãn được sấy hoặc phơi khô

Long nhãn có tác dụng gì?

Sở dĩ long nhãn được nhiều người lựa chọn sử dụng và có mặt trong các bài thuốc Đông y là bởi nó mang đến không ít lợi ích cho cơ thể: 

  • Kiểm soát huyết áp: Vitamin C trong long nhãn có tác dụng giãn mạch máu từ tim, ngăn ngừa huyết áp tăng cao. Bên cạnh đó, lượng kali dồi dào trong thực phẩm này cũng giúp cân bằng khoáng chất trong cơ thể và hỗ trợ kiểm soát huyết áp. 
  • Tốt cho hệ tim mạch: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là vị thuốc tốt cho sức khỏe của hệ tim mạch nhờ vitamin C được xem như chất chống oxy hóa mạnh, giảm độ cứng của động mạch. Ngoài ra, bổ sung nhãn nhục đúng cách còn có thể ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch như đột quỵ. 
  • Tăng hệ miễn dịch: Nhãn nhục có chứa lượng vitamin C dồi dào với tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân gây hại từ bên ngoài, từ đó chống cảm cúm. Đặc biệt vitamin C còn hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm trùng toàn thân. 
  • Làm đẹp da, chống lão hóa: Hàm lượng vitamin A dồi dào trong thực phẩm này khi đi vào cơ thể có thể chuyển hóa thành retinol với tác dụng kích thích tế bào mới, ngăn ngừa lão hóa và bảo vệ làn da trước tác hại của ánh nắng mặt trời. Kết hợp cùng vitamin C giúp tái tạo collagen, dưỡng ẩm, phục hồi cấu trúc da từ bên trong, giảm nếp nhăn, cho làn da đều màu hơn. 
  • Tốt cho xương khớp: Thêm một tác dụng của long nhãn mà ít người biết đến đó là có khả năng sản sinh collagen nhờ vitamin C. Collagen là chất đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sụn khớp dẻo dai, xương khớp linh hoạt, nhờ đó ngăn ngừa nguy cơ loãng xương và một số bệnh về xương khớp khác. 
  • Giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể: Thành phần riboflavin cùng vitamin, đặc biệt là vitamin A từ nhãn nhục có tác dụng phòng ngừa đục thủy tinh thể liên quan đến tuổi tác, tăng thị lực cho người già và giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt. 
  • Có lợi cho hệ thần kinh: Lệ chi nô xuất hiện rất nhiều trong các bài thuốc Y học cổ truyền với mục đích điều trị tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Bên cạnh đó, vị thuốc này cũng hỗ trợ an thần nhẹ, làm dịu hệ thần kinh, tăng khả năng tập trung và tăng trí nhớ nhờ các hợp chất chống oxy giúp bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương từ gốc tự do. 
  • Bổ máu: Nhãn nhục có chứa sắt cùng nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C giúp thúc đẩy quá trình sản xuất hồng cầu, qua đó bổ huyết, cải thiện tình trạng thiếu máu. Đồng thời, long nhãn cũng có khả năng làm giảm các triệu chứng liên quan đến tuần hoàn kém như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng.
Lệ chi nô có tác dụng an thần, kích thích ngủ ngon
Lệ chi nô có tác dụng an thần, kích thích ngủ ngon

Cách làm long nhãn đơn giản

Ngoài việc mua long nhãn có sẵn, bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà để đảm bảo về chất lượng. Cách làm long nhục đơn giản như sau:

  • Chọn quả nhãn tươi, còn dính vào cành, nguyên chùm, không nên mua quả đã tách rời cành, bị nứt vỏ hoặc có mùi chua úng. Chú ý nhãn chín thường có màu nâu đậm, đường vân trên vỏ nở to, sờ vào hơi sần và mùi thơm thấy rõ.
  • Bạn rửa sạch nhãn, bóc ½ – ⅓ vỏ nhãn rồi dùng phần đầu cán muỗng ấn vào thịt sát cuống và xoay tròn đến khi phần hạt và phần thịt nhãn tách ra. Lúc này bạn bỏ hạt và vỏ, giữ lại phần thịt.
  • Tiếp tục phủ giấy bạc lên khay nướng, lần lượt xếp thịt nhãn lên khay, chú ý để miệng cùi nhãn hướng lên trên, tránh bị hấp hơi. Sau đó bạn cho vào lò, điều chỉnh nhiệt độ từ 100 – 120 độ C và nướng trong khoảng 3 giờ.
  • Trong trường hợp không có lò nướng, có thể đem phơi nắng từ 2 – 3 ngày đến khi khô, thịt nhãn co lại, chuyển màu nâu.
  • Long nhục sau khi sơ chế, bạn để nguội hẳn thì cho vào túi hoặc lọ thủy tinh sạch, bảo quản 1 – 2 tháng ở nhiệt độ thường.

4 cách sử dụng long nhãn tốt cho sức khỏe

Do có nhiều lợi ích với sức khỏe nên lệ chi nô được sử dụng là nguyên liệu nấu ăn, pha trà, làm thuốc uống. Dưới đây là một số cách dùng long nhãn đúng chuẩn, cho hiệu quả cao nhất:

Cách làm trà long nhãn

Trà long nhãn là thức uống giải khát mùa hè nhiều người yêu thích với vị ngọt thanh, mát lạnh, hỗ trợ thanh nhiệt, an thần, giúp ngủ ngon.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị long nhãn, túi trà lipton và tắc.
  • Cho 2 gói trà túi lọc lipton vào 200ml nước sôi, ủ trong 10 phút rồi cho 6 thìa cà phê đường trắng, khuấy đều.
  • Bạn ngâm nhãn nhục cùng nước ấm trong 10 phút để nguyên liệu này mềm, dễ sử dụng hơn.
  • Thêm 2 thìa cà phê nước ngâm nhãn, 3 quả nhãn nhục, 3 lát tắc vào ly trà đã pha trước đó, thêm đá viên và thưởng thức.
Trà long nhãn có cách làm vô cùng đơn giản
Trà long nhãn có cách làm vô cùng đơn giản

Lệ chi nô kết hợp táo đỏ

Công thức lệ chi nô và táo đỏ có thể kích thích ăn ngon, tiêu hóa tốt, cải thiện tình trạng da xanh xao, lo âu, hồi hộp.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 250g táo đỏ, lệ chi nô, mật ong và gừng thái lát.
  • Bạn cho lệ chi nô cùng táo đỏ vào ninh nhừ trong khoảng 45 phút, sau đó thêm mật ong, gừng vào đun sôi trở lại thì tắt bếp, thưởng thức khi còn nóng ấm. 

Sử dụng cùng kỷ tử

Lệ chi nô kết hợp cùng kỷ tử có khả năng chữa bệnh mất ngủ, đổ mồ hôi về đêm, hỗ trợ chữa chứng tâm phế âm hư, rối loạn nhịp tim, ho khan, ho có đờm và tăng thân nhiệt.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 20g nhãn nhục, 20g kỷ tử, 30g yến sào tinh chế và đường phèn.
  • Bạn dùng bát tô vừa để ngâm nhãn nhục, kỷ tử và yến sào trong 250ml nước khoảng 20 – 30 phút đến khi các nguyên liệu này nở đều.
  • Cho bát tô vào nồi, chưng cách thủy với lửa nhỏ trong 30 phút.
  • Cuối cùng thêm đường phèn, khuấy đều rồi thưởng thức. 

Rượu long nhãn

Rượu long nhãn có tác dụng bổ khí huyết, an thần, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa mệt mỏi, suy nhược thần kinh, đặc biệt tăng cường sinh lý cho cánh mày râu. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng lượng vừa phải, không nên lạm dụng để tránh gặp tác dụng phụ. 

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị lệ chi nô và rượu trắng khoảng 45 độ.
  • Lệ chi nô rửa qua, để ráo rồi cho vào bình thủy tinh, thêm rượu trắng ngập phần nhãn nhục, đậy kín nắp.
  • Để bình rượu ở nơi thoáng mát, khô ráo, ngâm trong khoảng 100 ngày có thể lấy ra dùng được.
  • Mỗi ngày nên uống 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 20ml sau khi ăn.

Bài thuốc từ nhãn nhục

Người ta thường kết hợp cao ban long và lệ chi nô để cải thiện tình trạng mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ, đổ mồ hôi trộm.

Có thể chế biến nhãn nhục thành cao để sử dụng
Có thể chế biến nhãn nhục thành cao để sử dụng

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 40g cao ban long, 50g nhãn nhục rửa sạch.
  • Bạn cho nhãn nhục vào nồi đun cùng ít nước, sau đó thái nhỏ cao ban long rồi cho vào.
  • Tiếp tục đun trên nhỏ lửa đến khi hỗn hợp này cô đọng thành dạng cao, bạn tắt bếp, cho ra và để nguội.
  • Cắt hỗn hợp thành từng miếng mỏng và bảo quản trong lọ thủy tinh, để nơi khô thoáng.
  • Mỗi ngày nên dùng 2 lần, mỗi lần 10g cao nhãn nhục lúc sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. 

Long nhãn giá bao nhiêu hiện nay?

Long nhãn hiện nay được bán phổ biến trên thị trường với giá không hề rẻ. Lý do là bởi nó có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, bên cạnh đó quá trình thu hái, sơ chế và bảo quản gặp nhiều khó khăn.

Dưới đây là bảng giá nhãn nhục được cập nhật mới nhất cho bạn tham khảo:

Khối lượng

Giá thành (VNĐ)

150g

65.000

200g

75.000

300g

115.000

450g

170.000

500g

190.000

Trên thực tế, loại nhãn đầu vào cũng quyết định rất lớn đến chất lượng và giá nhãn nhục. Ngoài ra, giá bán này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng đơn vị bán, thời điểm bán. Bạn nên lựa chọn cửa hàng hoặc website bán hàng uy tín để đảm bảo mua được sản phẩm chất lượng, tránh dùng nhầm hàng không rõ nguồn gốc, chứa nhiều hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Giá lệ chi nô không rẻ, có sự thay đổi ở từng địa chỉ bán
Giá lệ chi nô không rẻ, có sự thay đổi ở từng địa chỉ bán

Lưu ý quan trọng khi sử dụng long nhãn

Long nhãn mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên vẫn có thể tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ nếu không sử dụng đúng cách, vì thế cần chú ý:

  • Tuyệt đối không nên dùng nhãn nhục cho người bị đảm ẩm, thấp trệ, đảm hỏa, đầy chướng bụng, táo bón, ăn uống đình trệ, bên ngoài bị cảm nhưng bên trong có uất hỏa, phụ nữ mang thai, người thừa cân, béo phì, có biểu hiện mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa. 
  • Thời điểm tốt nhất để sử dụng nguyên liệu này là sau khi ăn từ 1 – 2 giờ, tránh dùng khi đang đói vì một số thành phần trong nhãn nhục gây cồn cào, ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.
  • Chỉ nên sử dụng khoảng 10 – 20g lệ chi nô trong ngày là phù hợp, nếu lạm dụng có thể gây nóng trong, nổi mụn, tăng đường huyết, đặc biệt gây đau bụng, ra huyết âm đạo và động thai ở phụ nữ mang thai.
  • Bảo quản lệ chi nô ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, tránh ẩm ướt, nhiệt độ quá cao hoặc có ánh nắng mặt trời chiếu vào. Nếu thấy nguyên liệu có dấu hiệu hỏng, mốc, tuyệt đối không nên sử dụng. 
  • Nếu thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình dùng nhãn nhục cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ.

Long nhãn sẽ mang đến nhiều công dụng tốt cho cơ thể nếu dùng đúng cách. Vì thế bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin về cách dùng, liều lượng, đối tượng, đặc biệt tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Tuy nhiên cần chú ý nguyên liệu này chỉ hỗ trợ nâng cao sức khỏe, không thể thay thế các phương pháp điều trị bệnh. 

Cây Lạc Tiên Uống Tươi Được Không? Uống Thế Nào?
Cây Lạc Tiên Uống Tươi Được Không? Uống Thế Nào?

Rất nhiều người quan niệm các dược liệu tự nhiên cần phơi khô trước khi sử dụng. Vậy nên, vấn đề cây lạc tiên uống tươi được không nhận được rất nhiều sự quan tâm...

Cây Lạc Tiên Có Tác Dụng Gì? 5 Bài Thuốc Hay Và Lưu Ý Dùng
Cây Lạc Tiên Có Tác Dụng Gì? 5 Bài Thuốc Hay Và Lưu Ý Dùng

Cây lạc tiên (dây nhãn lồng) xuất hiện rất nhiều tại Việt Nam và được dùng như một loại dược liệu chữa bệnh. Có rất nhiều nghiên cứu về thành phần, công dụng của loại...

Uống Cây Lạc Tiên Nhiều Có Tốt Không? Lưu Ý Khi Sử Dụng
Uống Cây Lạc Tiên Nhiều Có Tốt Không? Lưu Ý Khi Sử Dụng

Không ít người thắc mắc uống cây lạc tiên nhiều có tốt không. Chuyên gia khẳng định bạn có thể gặp tác dụng phụ và một số ảnh hưởng đến sức khỏe nếu lạm dụng,...

Nhân Trần: Đặc Điểm, Công Dụng Và 10 Bài Thuốc Trị Bệnh
Nhân Trần: Đặc Điểm, Công Dụng Và 10 Bài Thuốc Trị Bệnh

Nhân trần là thức uống thanh mát, thơm ngọt, đặc biệt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để hiểu hơn về dược liệu này, cùng chúng tôi khám phá các thông tin về...

Uống Cây Lạc Tiên Có Giảm Cân Không? Lưu Ý Gì Khi Dùng?
Uống Cây Lạc Tiên Có Giảm Cân Không? Lưu Ý Gì Khi Dùng?

Cây lạc tiên là dược liệu quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị bệnh. Rất nhiều người băn khoăn uống cây lạc tiên có giảm cân không. Để giải đáp...

Xích Đồng Nam Là Gì? Công Dụng Và Cách Điều Chế
Xích Đồng Nam Là Gì? Công Dụng Và Cách Điều Chế Như Thế Nào?

Xích đồng nam là loại cây được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Y học cổ truyền, có công dụng chữa các chứng bệnh như kinh nguyệt không đều, viêm nhiễm tử cung,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đã để lại số điện thoại -

Chat với chúng tôi Zalo 0
Chat với chúng tôi Zalo