Huyết Áp Cao Có Uống Được Tâm Sen Không? Hướng Dẫn Dùng

Huyết áp cao là một vấn đề sức khỏe phổ biến có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Trong đó, tâm sen được giới thiệu là một loại dược liệu có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người. Vậy đối tượng bị huyết áp cao có uống được tâm sen không? Bài viết dưới đây Mất Ngủ Đỗ Minh sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết nhất.

Huyết áp cao có uống được tâm sen không?

Huyết áp cao có uống được tâm sen không hiện đang là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Chuyên gia cho biết, người bị cao huyết áp hoàn toàn có thể sử dụng được tâm sen.

Theo Y học cổ truyền, tâm sen là dược liệu có vị đắng, tính hàn. Dược liệu này có tác dụng an thần, cải thiện tình trạng mất ngủ, lo âu, hồi hộp, muộn phiền, thân nhiệt cao, hạ huyết áp, giảm hiện tượng đánh trống ngực, cầm máu, chữa đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Do đó, tâm sen được sử dụng như một vị thuốc hỗ trợ điều trị cao huyết áp khá hiệu quả.

Còn theo Y học hiện đại, tâm sen có chứa các hoạt chất như: Nhóm Flavonoid, Alkaloid, Isoquinolin,… Những chất này có nhiệm vụ chống oxy hóa, giảm co thắt cơ trơn, bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do, giúp hạ huyết áp, giãn mạch máu, chống loạn nhịp tim, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Người bị cao huyết áp hoàn toàn có thể sử dụng được tâm sen
Người bị cao huyết áp hoàn toàn có thể sử dụng được tâm sen

Cơ chế hạ huyết áp của tâm sen được cho là do:

  • Giãn cơ trơn thành mạch máu, giúp giảm áp lực của máu tác động lên thành mạch.
  • Tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ hình thành các cục máu đông.
  • Lợi tiểu, giúp đào thải natri và nước ra khỏi cơ thể, giúp giảm huyết áp.

Ngược lại với những người bị huyết áp thấp thì không nên dùng nguyên liệu này. Lý do là bởi tâm sen có tính hàn, có thể làm giãn cơ trơn thành mạch máu do đó người bị huyết áp thấp không nên sử dụng tâm sen.

Nếu người bệnh sử dụng tâm sen có thể khiến cho huyết áp giảm sâu hơn, gây ra các triệu chứng như:

  • Chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn.
  • Mệt mỏi, lơ mơ, uể oải.
  • Nhịp tim chậm, yếu.
  • Tụt huyết áp, ngất xỉu.
  • Đột quỵ.
  • Mất trí nhớ.
  • Thiếu máu não.
  • Tổn thương tim, thận.

Hướng dẫn sử dụng tâm sen cho người bệnh

Bên cạnh thắc mắc “uống tâm sen có bị tụt huyết áp không?”, dưới đây là một số cách sử dụng tâm sen cho người bị cao huyết áp:

Pha trà tâm sen:

  • Lấy 3 – 5g tâm sen khô, rửa sạch, hãm với nước nóng từ 10 – 15 phút.
  • Có thể thêm một số thảo dược khác như táo đỏ, kỷ tử, hoa cúc… để tăng hương vị và hiệu quả.
  • Uống từ 1 – 2 lần mỗi ngày.
Trà tâm sen là thức uống phù hợp với người bị cao huyết áp
Trà tâm sen là thức uống phù hợp với người bị cao huyết áp

Súp tâm sen:

  • Dùng tâm sen nấu súp cùng với các nguyên liệu khác như gà, xương, hạt sen, kỷ tử…
  • Đây là món ăn bổ dưỡng, giúp thanh nhiệt, hạ huyết áp và tốt cho sức khỏe.

Cháo tâm sen:

  • Dùng tâm sen nấu cháo cùng với gạo, thịt băm, nấm hương…
  • Cháo tâm sen dễ ăn, dễ tiêu hóa, thích hợp cho người bị cao huyết áp và người mới ốm dậy.

Rượu tâm sen:

  • Chuẩn bị 30g tâm sen đem sao vàng tâm sen để giúp cho dược liệu giữ được độ tươi và loại bỏ bớt các độc tố.
  • Ngâm tâm sen khô với 1 lít rượu trắng trong 10 ngày.
  • Mỗi ngày uống 1 – 2 chén nhỏ.
  • Rượu tâm sen có tác dụng an thần, hạ huyết áp, giúp ngủ ngon.

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc “huyết áp cao có uống được tâm sen không?”. Có thể thấy, tâm sen có thể mang lại nhiều lợi ích cho người bị huyết áp cao. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng tâm sen một cách hợp lý và khoa học. Đặc biệt chú ý những người bị huyết áp thấp không nên dùng nguyên liệu này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nhân Trần: Đặc Điểm, Công Dụng Và 10 Bài Thuốc Trị Bệnh
Nhân Trần: Đặc Điểm, Công Dụng Và 10 Bài Thuốc Trị Bệnh

Nhân trần là thức uống thanh mát, thơm ngọt, đặc biệt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để hiểu hơn về dược liệu này, cùng chúng tôi khám phá các thông tin về...

Xích Đồng Nam Là Gì? Công Dụng Và Cách Điều Chế
Xích Đồng Nam Là Gì? Công Dụng Và Cách Điều Chế Như Thế Nào?

Xích đồng nam là loại cây được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Y học cổ truyền, có công dụng chữa các chứng bệnh như kinh nguyệt không đều, viêm nhiễm tử cung,...

Người Tiểu Đường Có Uống Được Cây Lạc Tiên Không? 
Người Tiểu Đường Có Uống Được Cây Lạc Tiên Không? 

Từ xa xưa, cây lạc tiên đã được biết đến như một vị thuốc quý trong Y học cổ truyền với nhiều tác dụng cho sức khỏe. Mặc dù mang đến vô vàn lợi ích...

Long Nhãn Là Gì? Công Dụng Và Cách Sử Dụng Tốt Cho Cơ Thể
Long Nhãn Là Gì? Công Dụng Và Cách Sử Dụng Tốt Cho Cơ Thể

Long nhãn (nhãn nhục) là phần thịt được lấy từ quả nhãn, mang phơi hoặc sấy khô. Người ta tìm thấy trong nguyên liệu này có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, hỗ trợ...

Tâm Sen: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Quan Trọng
Tâm Sen: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Quan Trọng

Tâm sen được biết đến là dược liệu tốt cho sức khỏe, được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại công nhận. Mặc dù khá phổ biến nhưng không phải ai cũng...

Đan Sâm: Thành Phần, Công Dụng, Các Bài Thuốc Điều Trị Bệnh
Đan Sâm: Thành Phần, Công Dụng, Các Bài Thuốc Điều Trị Bệnh

Trong kho tàng Y học cổ truyền Việt Nam có vô số bài thuốc quý từ thảo dược thiên nhiên. Trong số đó, Đan sâm nổi tiếng là một vị thuốc bổ máu, an thần,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đã để lại số điện thoại -

Chat với chúng tôi Zalo 0
Chat với chúng tôi Zalo