Viễn Chí Là Gì? Tác Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Quan Trọng
Viễn chí (tiểu thảo, chí thông) xuất hiện rất nhiều ở một số tỉnh thành miền Trung Việt Nam. Người ta tìm thấy dược liệu này có chứa một số thành phần hoạt chất có lợi, tốt cho sức khỏe tổng thể, có khả năng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa một số bệnh lý. Nếu chưa biết tác dụng, cách dùng, lưu ý quan trọng khi sử dụng tiểu thảo để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn, bạn có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Viễn chí là gì?
Viễn chí còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau nhu nam viễn chí, viễn chí nhục, khổ viễn chí, chích viễn chí, chí thông, nga quản chí thông, tỉnh tâm trượng,… Người ta chia viễn chí thành 2 loại khác nhau:
- Loại đầu tiên gọi là tiểu thảo hay nam viễn chí, tên khoa học là Polygala japonica Houtt. Cây có đặc điểm là dạng thân thảo, cao từ 10 – 20cm, cành nhỏ mọc từ gốc, hình sợi, mặt trên có lông mịn. Lá của loại cây này có phía trên hình dải, phía dưới hình bầu dục, đầu nhọn, đặc biệt mép lá cuốn xuống phía dưới mặt nước, mọc so le nhau. Hoa của tiểu thảo màu xanh nhạt ở dưới, đỉnh tím và trắng ở giữa, mọc thành chùm, quả nang, hình bầu dục và nhắn. Tiểu thảo thường phân bố chủ yếu ở Thanh Hóa, Hà Nam, Nam Định.
- Loại thứ 2 có tên khoa học là Polygala sibirica L – thân thảo, sống lâu năm, được tìm thấy nhiều ở Nghệ An. Đặc điểm nhận dạng là lá nhỏ hơn tiểu thảo, hình mác, có lông nhỏ và mịn ở 2 mặt. Hoa của viễn chí này mọc thành chùm với cánh màu tím, dài.
Cả 2 loại viễn chí này đều được xem như vị thuốc chữa bệnh, trong đó phần rễ được dùng nhiều nhất trong các bài thuốc Đông y. Người ta thu hoạch rễ cây vào mùa xuân bằng cách đào cây lên và lấy rễ. Phần rễ này được rửa sạch, phơi khô, tách lõi và bảo quản cẩn thận để phục vụ cho việc chế biến.
Thành phần hóa học của rễ viễn chí bao gồm Onji Saponin A, B, C, D, E, F, G, Polygalitol, Tenuigenin, Glucopyranoside, Tenuifolin, Saponozit,… Tất cả đều có những tác động tích cực đối với sức khỏe con người, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nhiều loại bệnh lý.
Viễn chí có tác dụng gì?
Tác dụng của viễn chí đã được các nhà khoa học nghiên cứu và có bằng chứng chứng minh rõ ràng. Việc sử dụng dược liệu này đúng cách có thể mang đến nhiều lợi ích như:
- Hỗ trợ an thần: Người ta tìm thấy trong vị thuốc này có chứa nhiều Radix polygalae với tác dụng kiểm soát tốt các triệu chứng liên quan đến rối loạn thần kinh hay rối loạn tâm thần, ảo tưởng, cải thiện nhận thức, bảo vệ hệ thần kinh. Vì thế mà viễn chí được sử dụng rất nhiều trong bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh an thần.
- Giảm ho: Tiểu thảo có khả năng giảm ho nhờ thành phần Senegin – kích thích niêm mạc cổ họng, tăng tiết chất nhầy trong phế quản và đẩy chúng ra ngoài nhanh chóng, từ đó giúp cổ họng được thông thoáng. Cũng bởi vậy mà đây được xem là vị thuốc tốt trong việc hỗ trợ điều trị viêm phổi, viêm phế quản, làm giảm các triệu chứng liên quan đến hệ hô hấp.
- Chữa mất ngủ: Nhờ công dụng an thần, cùng một số thành phần có lợi mà chí thông có khả năng chữa mất ngủ. Khi được sử dụng đúng cách, dược liệu này hỗ trợ người bệnh nhanh chóng đi vào giấc ngủ, ngủ sâu, đảm bảo tinh thần thoải mái, sảng khoái khi thức dậy.
- Tăng cường trí nhớ, chữa suy nhược thần kinh: Loại cây này rất giàu hàm lượng Saponin triterpen cùng Polygala saponins hoạt động như chất chống oxy hóa, đặc biệt tốt cho não bộ. Viễn chí được đánh giá cao trong việc bảo vệ hệ thần kinh trung ương, thúc đẩy quá trình tạo tế bào thần kinh, tăng cường trí nhớ và ngăn ngừa suy nhược ở hệ thần kinh.
- Tăng sinh lý nam: Viễn chí có mặt trong rất nhiều bài thuốc chữa yếu sinh lý của cánh mày râu, đặc biệt là rối loạn cương dương, liệt dương nhờ khả năng bổ thận, tráng dương. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng loại dược liệu này có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tinh dịch, giảm ham muốn.
Một số bài thuốc hay từ viễn chí
Trên thực tế, dược liệu viễn chí phải được dùng đúng cách, đúng công thức mới cho hiệu quả tốt và đảm bảo an toàn. Dưới đây là một số bài thuốc hay từ vị thuốc này bạn có thể tham khảo:
- Chữa viêm phế quản mạn, ho đờm nhiều: Sử dụng 3g các vị cam thảo, trần bì, viễn chí rửa sạch và sắc thuốc, chia thành 3 lần uống trong ngày.
- Chữa mất ngủ, ngủ mơ nhiều, hay quên: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 10g viễn chí, phục linh, 3g xương bồ, rửa sạch rồi cho vào ấm sắc, sau đó chia thuốc thành 3 lần uống hết trong ngày.
- Chữa suy nhược thần kinh, ăn ngủ kém: Các dược liệu cần chuẩn bị gồm 10g các loại chí thông, bạch truật, liên nhục, đảng sâm, long nhãn, mạch môn, táo nhân. Sau khi rửa sạch, bạn cho vào ấm sắc thuốc rồi chia thành 3 lần uống trong ngày.
- Chữa bệnh sốt cao, co giật ở trẻ em: Chuẩn bị 8g sinh địa, tiểu thảo, câu đằng, thiên trúc hoàng, rửa sạch rồi sắc thành thuốc, uống mỗi ngày 3 lần.
- Chữa đau tức ngực kéo dài: Sử dụng viễn chí, xương bồ, mỗi loại 40g để tán thành bột. Mỗi lần sử dụng bạn lấy 12g bột dược liệu để sắc và uống hết khi còn ấm.
- Chữa bệnh nước tiểu đục và màu đỏ: Lấy 500g viễn chí ngâm nước, 80g các vị cam thảo, phục thần, ích trí nhân. Tán các dược liệu này thành bột rồi trộn với ít nước tạo thành hỗn hợp dạng sệt, viên lại như hạt ngô đồng. Mỗi lần bạn sử dụng 50 viên uống cùng nước táo sắc.
Lưu ý quan trọng khi dùng viễn chí
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi dùng viễn chí để đảm bảo an toàn, mang đến hiệu quả cao nhất:
- Cần phải bỏ lõi rễ của viễn chí trước khi dùng để tránh gây hại cho sức khỏe.
- Liều dùng tiểu thảo trong 1 ngày tối đa là 12g, tuyệt đối không được lạm dụng.
- Không sử dụng dược liệu này cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú, bị bệnh dạ dày, người có chứng thực hỏa âm hư hỏa vượng.
- Tránh kết hợp viễn chí với các vị thuốc khác như lệ lô, trân châu, tề tào vì có thể gây ra tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.
- Một số trường hợp đang trong quá trình điều trị bệnh hoặc dùng thuốc chữa bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng tiểu thảo.
Trên đây là tất cả thông tin về viễn chí – một loại dược liệu đa công dụng với sức khỏe. Trên thực tế, vị thuốc này được sử dụng để cải thiện một số loại bệnh khác nhau, tuy nhiên hiệu quả còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của từng người. Bạn không nên dùng tiểu thảo thay cho các phương pháp điều trị bệnh được bác sĩ chỉ định, đồng thời không tự ý kết hợp với một số dược liệu khác để tránh gây tác dụng phụ, đe dọa tính mạng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!